![]() |
MÓN CHAY NGÀY TẾT |
![]() |
Nhân mùa Phật Đản - PL2556, mời chị em cùng làm các món xôi để dâng lên bàn thờ. Tùy theo khẩu vi mà chúng ta có thể nấu xôi theo kiểu như nấu cơm (còn gọi là cơm nếp) hoặc nấu xôi bằng cách hấp hơi (còn gọi là đồ xôi). Dưới đây là vài món xôi hấp dẫn, nhìn thì thích mà ăn thì ngon:
Xôi ngũ sắc:
|
|
Nguyên liệu:
- Nếp chuẩn bị theo số lượng cần để cúng và số người ăn
- Phẩm tạo màu (cẩn thận khi mua phẩm màu, chọn phẩm màu tốt, không độc hại)
- Màu ở hình trên là màu tự nhiên bao gồm: màu trắng của nếp, màu đỏ của gấc,
màu vàng của đậu xanh, màu tím của lá cẩm và màu xanh của lá dứa.
- Lá cẩm (tên khoa học Peristrophe roxburghiana) được trồng nhiều ở nam bộ, ra
chợ ở TP HCM hỏi mua thì hầu như ở đâu cũng có bán. Ngoài bắc lá cẩm được trồng
nhiều ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Lá cẩm màu xanh lá cây nhưng nấu với
nước thì cho ra màu tím.
- Lá dứa (pandan leaf) ở ngoài bắc gọi là lá nếp. Ra chợ ở TP HCM hỏi lá dứa nấu
xôi hoặc ra chợ bưởi ở Hà Nội hỏi lá nếp thì sẽ mua được. Lá dứa cắt nhỏ, xay
cùng với nước cho nhuyễn sẽ cho nước cốt màu xanh rất đẹp.
Cách làm:
- Ngâm nếp với nước màu một thời gian
(khoảng 6-8 tiếng) cho thấm màu vào hạt nếp
- Nấu riêng từng loại xôi, tùy theo cách làm mà ngâm nếp và nấu theo tỷ lệ khác
nhau.
- Nếu muốn tạo xôi nhiều màu ở trên mặt như hình trên bên trái thì cần chọn
khuôn rồi cho xôi theo màu vào từng ô trên khuôn để tạo màu sắc khác nhau. Nếu
tạo màu theo lớp như hình trên bên phải thì cho xôi theo từng lớp một vào khuôn.
Nếu chỉ nấu riêng nếp với gấc hoặc lá cẩm hoặc lá dứa thì chúng ta được món xôi gấc, xôi lá cẩm hoặc xôi lá dứa.
Bổ sung: Trong dịp Lễ Phật Đản ngày rằm tháng tư tại Niệm Phật Đường, chúng tôi đã tạo màu vàng cho nếp bằng cách sau:
- Ngâm 1kg nếp với 1 muỗng cà phê bột nghệ trong một đêm (nếu mài nghệ tươi thì phải dùng nghệ già) . Sáng dậy rửa lại bằng nước lạnh, nếp có màu vàng đẹp mà không hề bay mùi nghệ
Xôi vò:
Vật Liệu :
- 1kg nếp thơm
- 500g đậu xanh đã bỏ vỏ
- 100g dầu ăn
- Muối
- Tùy theo vùng miền mà thêm gia vị, như ở miền nam thường thêm nước dừa, đường;
ở miền bắc thường thêm hành chấy, mỡ; ở miền trung thường thêm chất cay
như tiêu...
Cách Làm :
- Chuẩn bị:
Nếp vo sạch, ngâm nước 6-8 tiếng, sau đó vớt ra rá xả lại vài lần với nước lã,
để ráo.
Đậu xanh ngâm nước qua đêm, đãi vỏ, nấu chín với 1/2 muỗng cafe muối, tán hoặc
xay nhuyễn, chia làm 2 nắm để nguội.
- Chế biến:
Khi nếp đã ráo trộn nếp với 1/2 muỗng cafe muối, dùng dao xắt từng lát mỏng 1
nắm đậu xanh cho vào nếp. Rưới dầu ăn vào , trộn đều. Xửng nước sôi cho xửng nếp
vàp hấp chín, thỉnh thoảng xả hơi, dùng đủa xới đều tay.
Xôi chín, cho ra mâm, trộn 1 nắm đậu xanh còn lại vào, dùng đũa xới đều cho hạt
nếp tơi ra, rời rạt. Thêm gia vị theo sở thích.
Xôi cốm:
Nguyên liệu:
- 300gr cốm tươi
- 100gr đậu xanh
- 50gr dừa nạo (dừa sợi)
- 50gr đường
- 20ml dầu ăn (khoảng 2 thìa)
Cách làm:
1. Ngâm đậu trong khoảng 2 tiếng cho mềm
2. Ướp 1/3 số đường vào dừa cho đến khi đường ngấm hết vào dừa này.
3. Đồ (hấp) chín đậu xanh khoảng 15' - 20'.
4. Trong lúc chờ đợi, chúng ta xào dừa. Chú ý là để lửa nhỏ hết mức có thể để
dừa không bị cháy hay chuyển màu.
5. Trộn đều dầu ăn vào với cốm để khi hấp, các hạt cốm không bị dính vào với
nhau.
6. Hấp cốm trong khoảng 5' - 7'
7. Giã nhỏ đậu xanh trong khi chờ hấp cốm
8. Trộn đều cốm, đậu xanh và dừa, thêm đường theo khẩu vị
Xôi khúc:
Nguyên liệu:
- 1 gói đậu xanh
- 1 gói bột nếp
- 500g nếp
- 500g đồ kho chay.
- Hành boarô phi
- 1 bó cải cúc (tần ô)(chỉ lấy lá)
- Muối, tiêu, đường, bột nêm, dầu ăn, 2 chén nước ấm có pha chút muối và 2 muỗng
canh dầu ăn để nhồi bột
Cách làm:
CHUẨN BỊ:
- Đậu xanh ngâm nở, nấu chín với chút muối, xong tán nhuyễn.
- Đồ kho chay xào từ đậu hủ, tàu hủ ki hoặc từ một số đồ chay khô
- Lá cải cúc (tàn ô) rửa sạch để ráo cắt nhuyễn .
- Nếp hột vo sạch, ngâm vào nước lạnh độ 3 giờ, đổ ra rổ cho ráo nước.
- Thoa dầu trong xửng để sẵn.
THỰC HIỆN:
Xào nhân
Bắc chảo lên bếp lửa cho chút dầu ăn, cho hành boarô vào xào cho thơm, cho đồ
kho chay và đậu xanh tán nhuyễn cùng các gia vị như muối, tiêu, đường, bột nêm
vào xào đều, nêm lại cho vừa ăn, xong bắt ra, để nguội và vò thành từng viên
tròn khoảng bằng trái chanh.
Nhồi bột
Cho bột nếp và cải cúc vào một cái thau, trộn đều lên. Từ từ rưới nước ấm có pha
dầu và muối vào, nhồi bột cho dai dẽo, nhồi đều lên sao cho bột vừa nắn là được.
Sau đó cắt thành từng viên nhỏ vừa đủ, bao viên nhân ép mỏng và cho nhân vào giữa,
vo tròn lại, và lăn qua rổ nếp hột sao cho nếp hột bọc đều ngoài viên bánh.
Hấp bánh
Thoa dầu vào xửng rồi cho một lớp nếp mỏng vào, kế đó xếp bánh vào xửng nhớ chừa
khoảng cách, sau đó cho một lớp nếp khác lên bánh đem hấp chín trong khoảng 30
phút. Khi thấy nếp mềm và hột nếp trong lại là được.
Nên đậy một miếng vải dưới nắt xửng để rút mồ hôi từ nắp xửng tránh cho nếp
không bị quá mềm (hay bị nhão)
Các món đã đăng trước đây:
- Chả giò chay, lagu chay, bún xào chay
- Miến xào chay, mì chay, cháo chay, đậu hủ (đậu phụ) lá lốt
- Đậu phụ xốt dứa chua ngọt, bún chay Huế, bún riêu chay, bánh flan
- Bánh bông lan, bánh Sô-cô-la, bánh bột nếp, bánh phồng đậu phộng
- Đậu hủ chiên tẩm hành, Đậu hủ trộn giá chua ngọt, Cà kho tộ, Ruốc sả chay
- Món nắng xuân ươm mầm, Nghinh xuân, Cội mai già hóng gió, Nụ chuối đầu xuân
Tôn ảnh Phật, Bồ Tát |
Hội PG Thảo Đường |
Hội Phật Giáo Thảo Đường tại Moskva thành lập ngày 04 tháng 06 năm 1993. Hội trưởng của Hội Phật Giáo Thảo Đường từ ngày thành lập đến nay là bà Inna Malkhanova.
Lịch sinh hoạt Phật sự |
Hàng tháng, Hội Phật giáo Thảo Đường tổ chức tụng kinh vào 2 ngày: Mồng một và ngày rằm. Khi có lễ lớn hoặc nhân dịp quý Thầy sang, Hội sẽ thông báo cụ thể.
Hình ảnh sinh hoạt |
Từ ngày được thành lập đến nay, Hội Phật giáo Thảo Đường đã tổ chức nhiều buổi lễ trang nghiêm và cũng nhiều lần cung thỉnh các Thầy về để giúp cho các Phật tử của Hội hiểu thêm giáo lý của Đức Phật, tăng trưởng đạo tâm.
Tôn ảnh Phật ngọc |
Phật ngọc là biểu tượng cho hòa bình thế giới. Tượng Phật cao 2 mét 7 được đặt trên pháp tòa có chiều cao 1 mét 4, với trọng lượng nặng trên 4 tấn.
Các trang web liên kết |